Tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) có ý nghĩa gì? Hợp tuổi nào?
Tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) là vật phẩm phong thuỷ rất được ưa chuộng tại các gia đình, công ty Việt Nam. Bởi người ta cho rằng, bộ tượng này đại diện cho ba tâm nguyện lớn nhất của đời người để có được một cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Vậy ý nghĩa thực sự của bộ tượng Tam Đa là gì, tuổi nào thích hợp để trưng bày?
Đôi nét về tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ)
Việc trưng bày, thờ cúng tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) đã có từ hàng ngàn năm về trước. Và cho tới nay vẫn giữ một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hoá của người Á Đông, đặc biệt là người Việt Nam.
Không chỉ bởi những ý nghĩa tốt lành mà còn bởi sự linh ứng đã được kiểm chứng trong suốt bao đời. Vậy nguồn gốc của tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) xuất phát từ đâu?
Theo truyền thuyết kể lại, thời thượng cổ Trung Quốc có vị vua Nghiêu tổ chức đi du xuân tại vùng đất Hoa Phong với mục đích hiểu rõ hơn về dân tình thế thái trong dân gian. Vì là một vị hoàng đế anh anh minh nên người dân nơi đây đã tặng ông ba lời chúc tốt đẹp là: trường thọ, tài lộc phú quý và sinh nhiều quý tử.
Tuy nhiên, vua Nghiêu đã từ chối cả ba lời chúc bởi ông không muốn giữ riêng những điều tốt đẹp đó cho riêng mình. Thay vào đó, ban thành ba điều chúc “Đa Phúc, Đa lộc, Đa Thọ” (Tam Đa) đến muôn dân bách tính. Bộ tượng Tam Đa cũng được ra đời từ đây để người dân trưng bày, thờ phụng.
Nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng, bộ tượng này được xây dựng dựa trên hình tượng của ba nhân vật có thật từ thời phong kiến Trung Quốc xưa. Đó chính là: thừa tướng nhà Đường Quách Tử Nghi (ông Phúc), thừa tướng nhà Tần Đậu Tử Quân (ông Lộc) và thừa tướng nhà Hán Đông Sơn Sóc (ông Thọ).
Ông Phúc: tên thật là Quách Tử Nghi, làm quan tới chức thừa tướng nhà Đường. Với xuất thân dòng dõi quý tộc, Tử Nghi sở hữu hàng trăm mẫu ruộng rộng lớn. Tuy nhiên, ông lại dành cả đời tham gia chốn quan trường với ước mong giúp ích cho nhiều người hơn.
Quách Tử Nghi làm quan chính trực, liêm khiết, tạo phúc đức cho dân nên cuộc sống không mấy khá giả. Nhưng bù lại, ông có con đàn cháu đống, ngũ đại đồng đường (con cháu năm đời). Trước khi mất, con cháu đều tề tựu đông đủ nên được người đời tôn vinh là ông Phúc.
Ông Lộc: tên gọi Đậu Từ Quân cũng giữ tới chức vị thừa tướng trong thời nhà Tần. Nhưng trái với Quách Tử Nghi, ông lại là một tham quan chuyên ăn hối lộ để mua quan, bán tước.
Thậm chí, còn dùng đủ mọi mánh khoẻ để bòn rút, vơ vét của cải của dân. Dù sống trong vinh hoa phú quý nhưng đến cuối đời vẫn không có nổi một cháu đích tôn nối dõi khiến huyết mạch đứt đoạn.
Chính điều này khiến ông vô cùng buồn rầu mà sinh bệnh và qua đời trong nỗi cô đơn thống khổ. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, Đậu Từ Quân có than rằng, lộc nhiều chẳng biết cho ai, lấy ai “giữ ấm chân nhang” cho tổ tiên. Bởi ông là người giàu có, vàng bạc tiêu cả đời không hết nên được người ta gọi là ông Lộc.
Ông Phúc: tên gọi Đông Phương Sóc, giữ chức thừa tướng trong thời nhà Hán. Theo ghi chép trong sử sách của Tư Mã Thiên thì ông là người tinh thông văn sử, đa mưa túc trí, lạc quan yêu đời. Sinh thời, luôn giữ triết lý làm quan thì phải lấy lộc, không lấy lộc thì chẳng làm quan để làm gì.
Ông cho rằng,“buôn chính trị” là cái buôn khó nhất nhưng “lãi” cũng to nhất. Nói vậy không có nghĩa ông làm tham quan, trái lại còn rất thanh liêm, tuyệt đối không nhận đút lót mà chỉ thích lộc vua ban. Ông có tuổi thọ hơn người, tới 125 tuổi mới mất nên mọi người ca tụng là ông Thọ, ngụ ý sống lâu trăm tuổi và trường thọ.
Bộ tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) đại diện cho điều mà bất kỳ ai cũng khao khát có được. Chúng luôn bù trừ, cộng hưởng lẫn nhau nên tuyệt đối không thể tách rời. Khi đặt trong nhà, công ty hay bất kỳ đâu cũng phải tuân thủ đúng thứ tự và vị trí để không làm mất đi ý nghĩa phong thuỷ ban đầu.
Tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) có ý nghĩa gì?
Tam Đa được xây dựng từ hình tượng của ba vị thừa tướng có thật trong ba triều đại khác nhau của Trung Quốc. Trong đó, ông Lộc đứng ở vị trí chính giữa, bên tay trái của chúng ta là ông Phúc và tay phải là ông Thọ. Mỗi một ông lại mang một hình dáng tượng trưng cho những tầng ý nghĩa khác nhau:
Ông Phúc: được tạo hình với phong thái nhân hậu, nho nhã của người đọc sách với khuôn mặt trắng sáng, quyền pháp rõ ràng, đầu đội mũ vải mềm. Tay trái thường ôm một đứa trẻ lanh lợi, ngụ ý nối dõi tông đường, con cháu đầy đàn, trên dưới thuận hoà. Tay phải nâng cục vàng hoặc cuốn thư nhỏ tượng trưng cho tri thức, cuộc sống, đầy đủ, gặp dữ hóa lành.
Trưng bày tượng ông Phúc sẽ giúp gia chủ có thêm nhiều phúc phần, con hiền cháu thảo, ngoan ngoãn và thông tuệ hơn người. Đặc biệt là các thành viên trong gia đình luôn yêu thương, thấu hiểu và ủng hộ lẫn nhau.
Ông Lộc: được xem là vị thần cai quản tiền bạc, giàu có và sự thịnh vượng trong nhân gian. Bức tượng được chế tác dựa theo hình dáng của một vị quan lớn đầy uy quyền trong thời xưa với áo quan, đầu đội mũ cánh chuồn, lưng thắt đai ngọc.
Trong tay ông cầm gậy như ý – pháp khí giúp gia tăng quyền lực, chiêu tài kích lộc, hoá giải điềm hung trong phong thuỷ. Tay kia thường cầm một thỏi vàng lớn, đại diện cho tiền tài và của cải.
Mặc dù cuộc đời của ông Lộc không mấy lỗi lạc nhưng tiền tài nhiều không kể xiết nên được người dân thờ phụng với ước mong ban phát được lộc lá trong kinh doanh, làm ăn.
Đồng thời, phù trợ cho công danh – sự nghiệp thêm rộng mở, tài lộc tấn tới, sở cầu như ý. Sự xuất hiện của bức tượng ông Lộc còn như một lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người sống chính trực, không vì lòng tham mà hành động sai trái khiến phúc phần cạn kiệt.
Ông Thọ: là vị thần cai quản sức khỏe, tuổi thọ của mọi người dưới trần thế. Ông Phúc thường được biết đến với hình ảnh ông tiên già râu bạc phơ, trán hói dô cao, đầu không có tóc, khuôn mặt luôn hiện diện nụ cười hiền hậu, tươi vui. Đó là diện tướng của người thông minh, uyên bác, thọ lâu, mệnh dài.
Một bên tay của ông thường cầm trái đào tiên, tay còn lại chống chiếc gậy buộc quả hồ lô chứa linh đan bên trong. Đây đều là hai biểu tượng phong thuỷ tượng trưng cho sự trường thọ, sức khoẻ và sự hạnh phúc.
Chính vì thế, việc đặt bức tượng ông Thọ như một lời chúc cho gia chủ cùng các thành viên trong gia đình có sức khoẻ dồi dào, ít bệnh tật, cuộc sống tuổi già an nhàn, vui vầy bên con cháu.
(Thêm một hình ảnh chỗ này)
Theo quan niệm người xưa, người có được nhiều tài lộc và tuổi thọ cao đến thế nào mà vô phúc (không con cái) cũng chưa gọi là viên mãn. Tương tự, nếu không có tài lộc thì dù phúc và thọ có cao đến mấy cũng chưa đủ hạnh phúc. Qua đây có thể thấy, đời người thường rất khó trọn vẹn, nếu được cái này thì lại mất đi thứ khác.
Tương tự, một vị trong Tam Đa cũng chỉ đại diện cho một yếu tố riêng biệt. Nhưng khi đi chung sẽ tượng trưng cho cuộc sống được trọn vẹn viên mãn, giúp gia chủ có được cả ba điều hạnh phúc nhất. Trong tiếng Trung, “đa” có nghĩa là nhiều nên bộ tượng còn mang ý nghĩa: nhiều phúc đức, con cháu; nhiều tài lộc, may mắn; nhiều sức khoẻ, trường thọ.
Người thờ tượng Tam Đa trong nhà sẽ được phù hộ để gia đạo luôn yên ấm, tài khí dồi dào, công danh xán lạn, con cái đuề huề, gia tăng thọ kỷ. Chính vì thế, người ta thường sử dụng tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) làm quà tặng tân gia hoặc quà tặng ý nghĩa cho ông bà, cha mẹ vào những dịp đặc biệt như: mừng thọ, lễ tết,…
Tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) hợp tuổi nào?
Là biểu tượng mang đến nhiều giá trị tốt đến vậy, nhiều gia chủ không khỏi băn khoăn tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) hợp tuổi nào? Người nào trưng bày tượng này trong nhà sẽ gặp nhiều phúc đức, tài lộc và trường thọ?
Theo các chuyên gia phong thuỷ, tượng Tam Đa không có giới hạn về tuổi/mệnh. Miễn có tấm lòng thành kính thì bất cứ gia đình nào cũng có thể thỉnh về trang trí không gian sống, nơi làm việc của mình.
Tuy nhiên, gia chủ cần kết hợp thêm yếu tố phong thuỷ ngũ hành để năng lượng trong vật vật phẩm được nâng cao, mang đến vận khí và những điều tốt đẹp cho người dùng.
Mỗi một độ tuổi sẽ tương ứng với một mệnh khác nhau (Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ) trong ngũ hành. Mỗi một mệnh lại có những màu sắc tương sinh, tương hợp và tương khắc riêng biệt. Mọi người có thể căn cứ vào đó để chọn được một bức tượng phù hợp nhất với bản thân, cụ thể:
Sự lựa chọn hoàn hảo đối với người mệnh Kim (sinh năm 1970, 1971, 1992, 1993, 1984, 1985, 2000, 2001, 1962, 1963,…) là các mẫu tượng Tam Đa có gam màu thuộc Thổ như: vàng, nâu đất.
Bởi lý thuyết ngũ hành cho rằng Thổ sinh Kim, sẽ mang đến cho gia chủ cuộc sống sung túc, êm ấm. Ngoài ra, cũng có thể vật phẩm có màu thuộc hành Kim (xám, bạc, trắng) để nhận được những điều tốt đẹp như ước mong.
Tượng Tam Đa có màu thuộc hành Thuỷ như: xanh dương, đen sẽ tương sinh với gia chủ mệnh Mộc (sinh năm 1988, 1989, 1972, 1973, 2002, 2003, 1958, 1959,…). Bên cạnh đó, mệnh Mộc còn rất hợp với màu xanh lá cây (tương hợp).
Chỉ cần đặt bộ tượng có màu sắc thuộc một trong số những màu trên tại những vị trí thích hợp sẽ phù hộ cho mệnh Mộc gặp nhiều thông thuận trong công việc và cuộc sống.
Người mệnh Thuỷ (sinh năm 1966, 1967, 1952, 1953, 1982, 1983, 1974, 1975, 1996, 1997,…) sẽ rất thích hợp với tượng Tam Đa có màu xanh dương, đen, trắng, xám, bạc.
Bởi đây đều là những màu sắc tượng hợp và tương sinh theo thuyết ngũ hành đối với người này. Khi đặt trong nhà, văn phòng công ty,… tại những phương vị thích hợp sẽ có được cuộc sống hạnh phúc, an nhiên, công việc thuận buồm xuôi gió, tài lộc dồi dào.
Còn sự lựa chọn tuyệt vời nhất đối với người mệnh Hoả (sinh năm 1964, 1965, 1986, 1987, 1978, 1979, 1994, 1995, 1956, 1957) là bộ tượng Tam Đa có màu xanh lá cây (thuộc Mộc tương sinh) hoặc tím, hồng, đỏ, cam (thuộc Hỏa tương hợp). Nếu trưng bày đúng mẫu tượng có màu sắc trên thì gia đạo thuận hoà, tài lộc, vận khí tự nhiên tìm tới.
(Thêm một hình ảnh chỗ này)
Người mệnh Thổ (sinh năm 1976, 1977, 1968, 1969, 1990, 1991, 1998, 1999,…) nên chọn các mẫu tượng Phúc – Lộc – Thọ có màu đỏ, tím, hồng, cam. Đây là những gam màu của Hoả, mà Hoả lại sinh Thổ, giúp bạn nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt trong cuộc sống.
Nếu không thích các màu trên thì có thể thay thế bằng các mẫu tượng có màu vàng, nâu (hành Thổ tương hợp) để chiêu tài lộc và gặt hái thành công ngoài mong đợi.
Ngày nay, các mẫu tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) được chế tác dưới đa dạng chất liệu như: đồng, đá quý, gỗ, gốm sứ… Mỗi một loại lại có những ưu – nhược điểm riêng nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là các mẫu tượng đá phong thuỷ. Vì tượng Tam Đa được chế tác từ đá qúy sẽ mang lại nguồn vượng khí dồi dào, rất có lợi cho người sở hữu.
Cách sử dụng tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ)
Cách sử dụng sao cho chuẩn nhất luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu với những người có ý định thỉnh tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) về nhà. Theo chuyên gia phong thuỷ, để Tam Tinh luôn ngự trị trong nhà, gia chủ cần chú ý tới hai vấn đề chính là: thứ tự và vị trí đặt tượng.
Thứ tự bày tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ)
Do có nguồn gốc từ Trung Hoa nên tượng Tam Đa được sắp xếp ngược từ phải sang trái (theo thứ tự của Hán tự). Theo đó, thứ tự đúng nhất là: tượng ông Phúc – đặt bên phải, tượng ông Lộc – đặt chính giữa, tượng ông Thọ – đặt bên trái.
Đây được coi là bày trí tượng theo lối cổ và được sử dụng phổ biến nhất. Cách sắp xếp này không phải là bắt buộc, bạn cũng có thể lựa chọn sắp xếp theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như: Phúc tinh – đặt bên trái, Lộc tinh – trung tâm và Thọ tinh – đặt bên phải.
Nhưng dù đặt theo kiểu nào đi chăng nữa cũng cần đảm bảo tượng ba ông luôn gắn kết và tụ lại với nhau. Có như thế mới thể hiện đúng được ý nghĩa và phát huy được tối đa tác dụng bên trong của vật phẩm.
Ngoài ra, ba ông Phúc – Lộc – Thọ đều có vị thế giống nhau nên khi bày trí cần đặt ngang hàng thẳng lối, khoảng cách vừa đủ. Tuyệt đối không đặt tượng theo hình tam giác, vòng cung hay thò ra thụt vào bởi như vậy không phù hợp theo lý thuyết phong thuỷ.
Vị trí bày tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ)
Tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) cần trưng bày tại nơi sạch sẽ, thông thoáng thì mới có thể làm tăng nguồn cát khí và năng lượng bên trong. Để tránh mạo phạm đến thần linh, gia chủ không nên đặt tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ ở vị trí quá thấp.
Nên đặt tượng ngang tầm ngực, cách mặt đất khoảng từ 0,8m – 1m là tốt nhất. Độ cao này sẽ giúp vật phẩm phát huy tối đa năng lực, phù hộ cho gia chủ có một cuộc sống thuận lợi và tốt đẹp hơn.
Mặt khác, còn khiến không gian trở nên gắn kết, hài hòa và đẹp mắt hơn. Một số vị trí được coi là tốt nhất trong phong thuỷ như: phòng khách, phòng làm việc, cửa chính nhà ở/công ty,…
Phòng khách: trong phong thuỷ, phòng khách là nơi tập trung nhiều dòng khí tốt, cũng là nơi trang trọng nhất trong nhà. Tượng Tam Đa đặt tại đây sẽ được phù trợ cho công việc làm ăn phất lên nhanh chóng, tiền vào như nước, gia đạo thuận hoà. Cách đặt này còn khiến các vị khách chơi nhà luôn vui vẻ và dành nhiều thiện cảm đối với chủ nhà.
Một trong hai bên cửa chính: nếu phòng khách là nơi nạp khí nhiều nhất thì cửa chính lại chính là nơi đón các luồng khí từ bên ngoài vào trong nhà.
Việc đặt biểu tượng Phúc – Lộc – Thọ ở một trong hai bên cửa chính cũng giống như một lá chắn vẹn toàn giúp loại trừ hung khí, tà khí, vong linh,… xâm phạm quấy nhiễu. Đồng thời, đón nhận dòng tài khí, vượng khí và may mắn đi vào trong nhà. Gia chủ lưu ý không đặt vị trí đối diện cửa chính, bằng không lộc lá sẽ “đội nón” ra đi và không trở lại.
Phòng làm việc: vị trí thích hợp nhất để đặt tượng Tam Đa trong phòng làm việc chính khu vực phía sau bàn làm việc. Vị trí này sẽ mang lại nguồn hỗ trợ cực lớn để tinh thần của chủ nhân luôn phấn chấn, tỉnh táo. Công việc kinh doanh nhờ vậy mà càng thêm phát đạt, công danh sự nghiệp hanh thông, rộng mở.
Vị trí hướng vào trong phòng: bên cạnh những vị trí trên, đây cũng là vị trí đặt tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Vị trí này giúp vật phẩm phát huy được tối đa tác dụng và nguồn năng lượng tích cực bên trong. Tuy nhiên, gia chủ cần tránh đặt tượng ở vị trí hướng vào nhà vệ sinh, phòng ngủ hay nơi có chứa yếu tố “thuỷ” (ví dụ như bể cá).
Vị trí hợp mệnh với gia chủ: tùy vào độ tuổi, cung mệnh mà mỗi người sẽ có một vị trí đặt may mắn khác nhau. Việc đặt tượng Tam Đa theo đúng vị trí tương hợp sẽ giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình làm gì cũng thành công, thuận lợi.
Trái lại, nếu đặt ở vị trí kỵ với tuổi của chủ nhà sẽ mang đến nhiều điều xui xẻo trong công việc lẫn các mối quan hệ, sức khỏe suy giảm, gia đạo bất hoà.
Những lưu ý khi sử dụng tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ)
Nếu tin và có lòng thành tâm trưng bày tượng Tam Đa thì ắt sẽ được các vị thần linh phù hộ. Tuy nhiên, gia chủ cũng cần hết sức quan tâm tới một vài lưu ý liên quan để tránh được những họa tai, xui xẻo do phạm phải những điều đại kỵ.
Đầu tiên, cần thỉnh được tượng có diện tướng đẹp, thần sắc vui tươi, hoan hỷ. Tránh chọn mẫu tượng cau mày, tức giận, đường nét thô sơ kẻo ảnh hưởng tới vận khí và hồng phúc của gia chủ.
Do đó, bạn nên tìm tới những địa chỉ uy tín, nguồn gốc xuất xứ và chính sách bảo hành minh bạch, rõ ràng. Nếu vẫn chưa biết nên thỉnh tượng Tam Đa chất lượng, bạn đọc có thể tham khảo cửa hàng Thạch Anh Việt.
Thứ hai, đại kỵ đặt tượng Phúc – Lộc – Thọ bên cạnh hoặc trong những nơi riêng tư, ô uế như phòng ngủ, nhà, tắm, nhà vệ sinh,… Dù vô tình hay hữu ý cũng sẽ khiến bản mệnh gặp nhiều chuyện bất lợi, gia đạo lục đục, ốm đau liên miên, mối quan hệ phát sinh mâu thuẫn.
Gia chủ cũng không nên đặt vật phẩm ở gần những nơi có chứa yếu tố Thuỷ như bể cá, hồ nước,…. Bởi cách bố trí này mang ý nghĩa “chính thần hạ thuỷ”, khiến cho phước đức, tài lộc, may mắn của bạn “cuốn” trôi theo dòng nước.
Thứ ba: Trong phong thuỷ, các biểu tượng dùng để trấn trạch như: tượng Quan Công, tượng Bạch Hổ,… thường được đặt hướng thẳng ra cửa chính. Tuy nhiên, nếu đặt biểu tượng dùng để chiêu tài như Phúc – Lộc – Thọ nhìn thẳng ra cửa chính thì chẳng khác nào “tiễn” tài lộc, may mắn đi hết ra ngoài. Gia chủ cần lưu ý kỹ điều này để tránh hao tài tổn lộc đáng tiếc.
Thứ tư: Tượng Phúc – Lộc – Thọ không thể đưa lên cúng bái chung một ban thờ với ông bà tổ tiên và đốt vàng mã. Bởi đây đại diện cho ba vị thần tiên (Phúc tinh – Lộc tinh – Thọ Tinh) tượng trưng cho ba điều may mắn.
Nếu muốn thờ cúng thì nên đặt một ban thờ riêng và trang bị đầy đủ lư hương (làm từ đồng là tốt nhất), đèn nến. Kết hợp dâng lên đồ ngọt, trái cây và hoa tươi để bày tỏ tấm lòng thành kính với thần linh.
Còn với gia đình chỉ muốn trưng bày mà không muốn thờ cúng thì có thể dùng bút lông gạch hình chữ thập (tức dấu “+”) phía dưới đế của tượng là được. Trong trường hợp không muốn đặt trong nhà nữa thì mang lên chùa gửi. Tuyệt đối không tự ý đốt hay vứt tượng tại những nơi dơ bẩn, tạp nham nếu không muốn “rước họa vào thân”.
Thứ sáu: Tam đa là tam vị nhất thể nên cần trưng bày đủ cả bộ ba bức. Trong trường hợp có một bức tượng bị hư hỏng thì cần đặt làm lại tượng mới ngay. Không nên tự ý tách riêng hoặc chỉ trưng bày 1-2 bức bởi nó mang ý nghĩa hạnh phúc không trọn vẹn.
Thứ bảy: nên làm lễ hô thần nhập tượng sau khi thỉnh về để được Tam tinh chứng cho. Sau khi chọn ngày giờ tốt lành, gia chủ có thể tự thực hiện nghi lễ đơn giản tại nhà hoặc nhờ các thầy phong thuỷ cao tay giúp đỡ. Sau khi làm lễ hô thần nhập tượng thì phải đặt ở vị trí cát lợi và thờ cúng chu đáo, cẩn thận.
Thứ tám: Phúc – Lộc – Thọ là các vị thần ưa thích sự sạch sẽ nên cần lau chùi thường xuyên. Tránh để tượng bị bám bụi gây che khuất tầm mắt và cản trở năng lượng bên trong vật phẩm. Bạn cũng nên lưu ý dọn dẹp cả nơi đặt tượng, tránh để đồ vật chồng chất, lộn xộn, thiếu trang nghiêm.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi Tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) có ý nghĩa gì, Hợp tuổi nào? cũng như cách sử dụng sao cho đúng và hợp phong thuỷ. Hy vọng những thông tin trên sẽ là cơ sở giúp bạn lựa chọn vật phẩm phù hợp nhất với bản thân mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!