Cách phân biệt đá Thạch Anh thật giả chuẩn 100%
Vì có giá trị thẩm mỹ cao và sự hữu ích đối với con người mà đá Thạch Anh dễ bị gian thương lợi dụng làm giả để trục lợi. Chính vì vậy, Thạch Anh Việt muốn thông qua bài viết này hướng dẫn mọi người bốn cách phân biệt đá Thạch Anh thật giả chuẩn 100% để tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Cách 1: Kiểm định đá Thạch Anh tại các trung tâm uy tín
Đây là cách làm có tính chính xác cao nhất và đáng tin cậy, tuy nhiên lại không nhiều người lựa chọn bởi mất thêm thời gian và chi phí.
Bạn có thể mang đá Thạch Anh đến các trung tâm uy tín sau đây để kiểm định:
- Trung tâm kiểm định đá quý PNJ Lab
- Trung tâm kiểm định đá quý SJC
- Trung tâm kiểm định đá quý DOJI Lab
- Trung tâm kiểm định đá quý VGC
- Trung tâm kiểm định đá quý IGG
- Trung tâm kiểm định đá quý RGG
- Trung tâm kiểm định đá quý GIV
Tại đây, mẫu đá Thạch Anh của bạn không chỉ được kiểm định nhờ máy móc hiện đại, mà còn có đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm dày dặn và kiến thức chuyên sâu cùng đánh giá.
Phiếu kiểm định thường sẽ bao gồm các thông tin như: loại đá tự nhiên hay đã được can thiệp xử lý, hình dáng, màu sắc, khối lượng, độ cứng. Một số nơi sẽ cung cấp thêm thông tin về: độ tuổi của đá, năng lượng bức xạ,…
Cách 2: Phân biệt đá Thạch Anh thật giả bằng quan sát
Đá Thạch Anh tự nhiên khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy độ trong và bóng rất đặc thù mà đá giả khó có được.
Loại đá này được hình thành trong lòng đất, trải qua hàng trăm triệu năm dưới tác động của tự nhiên nên dù lung linh thì đá Thạch Anh tự nhiên cũng không thể tránh được việc chứa tạp chất, vết nứt, rạn hoặc vân,…
Nhờ có độ bóng và trong nên đá Thạch Anh tự nhiên có thể thông đèn. Bạn có thể dùng đèn chuyên dụng để soi qua đá Thạch Anh, khi đó bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy được những tạp chất hoặc mây bên trong đá Thạch Anh tự nhiên.
Nhưng riêng đối với loại đá Thạch Anh Mắt Hổ, đá Thạch Anh đen, đá Thạch Anh Aven, đá Thạch Anh tím hoa chanh thì bạn không nên kiểm tra được bằng phương pháp thông đèn. Vì khả năng thấu quang của chúng là rất thấp hoặc không có.
Còn đối với đá Thạch Anh giả thường sẽ mang màu sắc lòe loẹt hoặc đơn sắc nhưng lại cực kỳ đều màu, không tỳ vết mà đá Thạch Anh tự nhiên không có. Đặc biệt, chúng không có độ cứng như đá Thạch Anh tự nhiên nên rất dễ vỡ khi va chạm vừa đủ.
Ngoài ra, các loại đá Thạch Anh tóc cũng được làm giả rất nhiều vì dễ dàng sử dụng chất liệu thủy tinh để làm giả. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhìn được kết cấu bên trong. Dù công nghệ làm giả có tinh vi đến đâu thì vẫn không thể che giấu được các bọt khí li ti của thủy tinh.
Cách 3: Dựa vào cảm nhận năng lượng của đá Thạch Anh
Đá Thạch Anh tự nhiên vốn sẵn nguồn năng lượng dương nên khi chạm vào một lúc bạn sẽ cảm thấy sự thoải mái, thư giãn trong người.
Đây là điều chắc chắn Thạch Anh giả không thể làm được. Tuy nhiên, nếu bạn là người không nhạy cảm, đây có lẽ cũng không phải cách hữu ích và mang lại kết quả chính xác.
Mặt khác, một số mẫu đá Thạch Anh trải qua xử lý nhiệt hoặc ly tâm nhằm tăng giá trị thẩm mỹ của đá nhờ loại bỏ được tạp chất. Tác động này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lượng cũng như độ mát của đá.
Vì vậy, với các loại đá Thạch Anh đã qua xử lý có thể khiến bạn gặp khó khăn khi sử dụng cách phân biệt này.
Cách 4: Sử dụng phương pháp vật lý và hóa học để phân biệt
Để sử dụng được các phương pháp vật lý hoặc hóa học để phân biệt đá Thạch Anh thật giả, bạn cần có những kiến thức cơ bản về đặc tính của loại đá này. Nó giúp bạn thực hiện một cách an toàn và hiệu quả hơn.
Độ nặng nhẹ cũng là yếu tố để bạn có thể so sánh và đánh giá sự khác biệt của hàng thật và giả. Đá Thạch Anh được khai thác trong lòng đất là sự kết tinh của các phân tử nên chắc chắn sẽ nặng hơn nhiêu so với đá giả.
Độ mát của đá có thể cũng là một yếu tố để bạn tham khảo trong phân biệt đá thật giả.
Đá Thạch Anh thật khi chạm vào có cảm giác mát tay, đặc biệt khi bạn áp lên má. Trong khi Thạch Anh giả gần như không có độ mát đó nếu đặt chung hai loại trong điều kiện cùng nhiệt độ phòng.
Các loại đá Thạch Anh giả thường được làm từ thủy tinh hoặc bột đá. Do đó, độ cứng của các loại Thạch Anh giả rất kém, bạn có thể sử dụng vật nhọn rạch trên bề mặt đá, nếu đá đó bị xước thì nhiều khả năng nó đã bị làm giả.
Ngoài ra, đá Thạch Anh thật có thể chịu được mức nhiệt khá cao lên tới 573 độ C. Còn đối với đá Thạch Anh giả, mức nhiệt này sẽ đốt cháy chúng và sinh ra mùi khét khó chịu hoặc nóng chảy thành chất lỏng.
Còn đối với những người có kiến thức về hóa học, có thể dùng dung dịch axit để thử nghiệm. Đá Thạch Anh thật có độ bền hóa học rất cao nên thường không bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với axit.
Ngược lại, đá Thạch Anh giả được nhuộm màu hoặc có thành phần muối khi nhỏ axit lên sẽ có hiện tượng sủi bọt và lớp bề mặt đá bị phá hủy nghiêm trọng. Tuy nhiên, axit là chất nguy hiểm nên khuyến nghị không nên tự thử.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!